Tại sao cùng là chủng men Saccharomyces cerevisiae nhưng lại có men chuyên cho chăn nuôi và men bánh mì?
Saccharomyces Cerevisiae là một vi sinh vật đơn bào thuộc loài nấm, có ít nhất 80 loài cùng chi, 600 loài cùng họ và hơn 10.000 chủng khác nhau.
1/ So sánh giữa men bánh mì và men chăn nuôi tự nhiên:
Chủng Saccharomyces Cerevisiae chuyên dùng làm men bánh mì (tên thương mại dùng cho bánh mì: Instant dry yeast, Active dry yeast)
- Chủng men Saccharomyces Cerevisiae này phải sản sinh khí CO2 (carbon dioxide) nhanh, mạnh mẽ trong quá trình lên men & nhào bột. Điều này giúp bột nở nhanh, nở nhiều và tăng chất gluten (chất làm dính) trong bột bánh, bánh sẽ ngon hơn rất nhiều.
- Nhiệt độ để chủng men này hoạt động: từ 200 - 370
- PH hoạt động của chủng Saccharomyces Cerevisiae này: 4.5 – 5.5
- Không thể sống trong môi trường PH 2.5 và có muối mật của dạ dày, không thể kết dính được các khuẩn E. Coli, salmonella,...để điều trị bệnh tiêu chảy.
Chủng men Saccharomyces Cerevisiae chuyên dùng cho chăn nuôi (tên thương mại dùng cho thức ăn chăn nuôi: Aqua dry yeast)
- Hấp thu khí oxi trong dạ dày, giúp các vi khuẩn có lợi phát triển, hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn gây hại, giúp vật nuôi không bị chứng no hơi (tính năng này không có ở men bánh mì)
- Sản sinh ra enzyme (protease, amylase, lipase,…)
- Chịu được nồng độ PH thấp (nồng độ PH trong dạ dày từ 2 đến 2.5) và sống sót được trong môi trường khắc nghiệt của dạ dày (tính năng này không có ở men bánh mì).
- Chịu đựng được muối mật trong dạ dày (tính năng này không có ở men bánh mì).
- Chịu được các thuốc kháng sinh (tính năng này không có ở men bánh mì)
- Kết dính các vi khuẩn có hại, gây tiêu chảy cho vật nuôi: E. Coli, salmonella,…và giúp vật nuôi đào thải chúng ra theo phân. Đặc trị bệnh tiêu chảy hiệu quả nhất (tính năng này không có ở men bánh mì).
2/ Tại sao men chăn nuôi lại đắt hơn men bánh mì?
Vì quy trình sản xuất ra men chăn nuôi phức tạp hơn quy trình sản xuất men bánh mì. Thời gian hoàn thành quy trình sản xuất men chăn nuôi cũng gấp nhiều lần quy trình sản xuất men bánh mì (chọn lọc giống, phân lập, cấy giống kháng PH, kháng muối mật, chịu được thuốc kháng sinh, đặc trị bệnh tiêu chảy,..)
Nếu chúng ta sử dụng men bánh mì làm thức ăn chăn nuôi, chủng men này không thể sống sót trong dạ dày với môi trường PH thấp và hoàn toàn không có bất kỳ tác dụng gì (ngoại trừ cung cấp dinh dưỡng cho vật nuôi).
3/ Tại sao hiện nay vẫn còn một số cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi trộn men bánh mì vào thức ăn chăn nuôi?
- Giá men bánh mì rẻ hơn men chăn nuôi.
- Men chăn nuôi và men bánh mì có cùng tên gọi là Saccharomyces Cerevisiae nên khi kiểm nghiệm các vi sinh trong sản phẩm, họ vẫn kiểm được tên vi sinh Saccharomyces Cerevisiae.
- Chủ các trang trại chăn nuôi, trại tôm, người chăn nuôi,...vẫn chưa có đầy đủ thông tin chính xác về Chủng men Saccharomyces Cerevisiae chuyên dùng làm thức ăn chăn nuôi.
4/ Làm sao để biết được mình đã dùng đúng Chủng men Saccharomyces Cerevisiae (Chuyên dùng cho chăn nuôi)
- Khi vật nuôi bị tiêu chảy, nếu dùng đúng chủng men Saccharomyces Cerevisiae chuyên dùng cho chăn nuôi, vật nuôi sẽ hết tiêu chảy ngay vào ngày hôm sau.
- Phân của vật nuôi không bị "sống".
- Khi dùng đúng Chủng men Saccharomyces Cerevisiae (chuyên dùng cho chăn nuôi), vật nuôi sẽ không bao giờ bị tiêu chảy hay bị các loại bệnh về đường tiêu hóa trong chu kỳ nuôi.
- Lượng thức ăn tiêu hao trong chu kỳ nuôi giảm tức là giảm được chi phí sản xuất (do không còn thức ăn thừa bị thải ra theo phân, giảm tỉ lệ phân sống tối đa), rút ngắn chu kỳ nuôi (vật nuôi hấp thụ hoàn toàn dinh dưỡng từ thức ăn).
- Đối với tôm: đường ruột nở rộng, phân không bị đứt khúc, tôm không bị các loại bệnh về tiêu hóa trong chu kỳ nuôi.
Link tải tài liệu tham khảo : https://icfood.vn/hp/wp-content/uploads/2024/05/AQUA-DRY-YEAST.pdf